Niềng răng hô là tình trạng nắn chỉnh răng hàm trên mọc sai lệch, không tạo được khớp cắn chuẩn với răng hàm dưới. Theo đó, phương pháp này sử dụng các khí cụ chuyên dụng, gắn lên răng nhằm tạo lực cho răng di chuyển, trở nên đều đặn và tạo ra khớp cắn chuẩn xác. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về dịch vụ nha khoa và có nên bọc răng sứ không muốn giới thiệu tới bạn!

Niềng răng hô cho trường hợp nào?

Sau khi xác định được mình có hô hay không thì mối quan tâm kế tiếp của các bạn thường là muốn biết mình hô răng hay hô xương hàm. Để xác định được tình trạng hô, người bệnh dùng gương để soi, sao cho nhìn thấy được cả toàn bộ răng và vùng nướu phủ lên chân răng hàm trên và hàm dưới. Sau đây là các dấu hiệu phân biệt hô hàm và hô răng giúp bạn có thể tự nhận biết ngay tại nhà:

Răng đẹp giúp tăng vẻ đẹp gương mặt*
Hô răng: Vùng nướu phủ lên chân răng không bị gồ lồi ra và răng mọc vểnh ra ngoài, không song song với phương thẳng đứng.

Tuy nhiên, phương pháp nhận biết thông thường về hô hàm hay hô răng tại nhà cũng chỉ giúp bạn có những phán đoán tương đối. Vì vậy để xác định rõ ràng tình trạng của mình cần đến sự can thiệp của bác sĩ để tiến hành chụp phim XQuang và những thao tác đánh giá chuyên sâu hơn mới đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

Bản chất của niềng răng là sử dụng lực kéo để di chuyển răng ra khỏi vị trí lệch lạc trở về vị trí ngay ngắn. Tuy nhiên, phương pháp niềng răng hô chỉ được chỉ định áp dụng với các trường hợp hô do răng gây ra. Các trường hợp sai lệch do xương hàm, bác sĩ phải chỉ định phẫu thuật hoặc kết hợp giữa phẫu thuật và niềng răng mới mang lại hiệu quả như mong đợi.

Các bước thực hiện niềng răng hô tại nha khoa


Tùy thuộc vào mỗi trường hợp hô, bác sĩ có kế hoạch điều trị với liệu trình riêng biệt. Theo đó, thực hiện niềng răng hô, quý khách hàng cần tham gia vào các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Khảo sát tình trạng răng

Kết quả khảo sát sâu tình trạng xương ổ, xương hàm, chân răng chính là cơ sở để bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị và những dự đoán tốt nhất, chính xác nhất.

Xác định tình trạng hô*
Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Dựa trên những thông số và kết quả khảo sát đã thu được ở bước 1, bác sĩ tính toán hướng di chuyển cho răng theo từng giai đoạn cụ thể sau khi gắn mắc cài, tính toán thời điểm nào tăng lực xiết,…

Bước 3: Gắn mắc cài niềng răng

Bệnh nhân được gắn mắc cài lên răng. Sau đó được tăng lực xiết phù hợp tại thời điểm ban đầu sao cho không gây quá nhiều khó chịu cho người mới đeo mắc cài.

Bước 4: Theo dõi răng di chuyển

Việc theo dõi quá trình niềng răng hô được thực hiện thông qua những lần tái khám của bệnh nhân theo chỉ định trong phác đồ điều trị của bác sĩ và qua điện thoại khi có bất cứ tình huống bất thường nào xảy ra mà bệnh nhân cần tư vấn và giúp đỡ.

Đến thời điểm tăng lực xiết răng, bệnh nhân tái khám để bác sĩ giúp tăng lực cần thiết.

Bước 5: Đeo hàm duy trì

Khi răng đã di chuyển đều đặn, thẳng hàng và thẩm mỹ nhất, bác sĩ nhận thấy có thể tháo mắc cài thì chỉ định tháo mắc cài và thiết kế hàm duy trì để đeo cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định.
Các giai đoạn niềng răng hô*
Bước 6: Kết thúc điều trị

Khi bác sĩ nhận thấy các răng và xương hàm đã được ổn định thì chỉ định cho bệnh nhân bỏ khay định hình để kết thúc quy trình niềng răng chỉnh hô có đau không.

Trên đây là những thông tin về dịch vụ niềng răng hô nha khoa muốn chia sẻ tới quý khách hàng. Hiện nay, tại trung tâm có áp dụng các kỹ thuật niềng răng với nhiều loại hình khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu kinh tế và điều kiện sử dụng, bạn có thể lựa chọn cho mình một phương pháp chỉnh nha ưng ý nhất.
 
Top