Đau đầu hay còn gọi nhức đầu là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đầu có thể do tăng áp lực nội sọ (u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não) hay nguyên nhân tại chỗ (viêm xoang, răng hàm mặt, mắt...).

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc. Ngày nay, cuộc sống luôn tất bật, công việc căng thẳng, xung đột gia đình… cũng gây nên đau đầu, do stress.

Nguyên nhân gây đau đầu

Do căng thẳng mệt mỏi vì chịu áp lực từ công việc hay cuộc sống.

Do sự thay đổi của thời tiết khiến cơ thể mệt mỏi, chán nản, ăn ngủ không ngon dẫn đến rối loạn hệ thần kinh và ảnh hưởng tới sự co giãn của mạch máu lên não.

Hút thuốc nhiều cùng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu, hoặc uống nhiều chất kích thích như rượu, bia, nước có gas gây ảnh ưởng tới hệ thần kinh.

Bị dị ứng với một số thành phần có trong những loại thực phẩm như cà phê, sôcola, mỡ động vật.

Gặp chấn thương hay do cảm cúm ở đầu.

Thiếu máu lên não cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu ở nhiều người.

Hoặc hơn hết là bệnh đau nửa đầu, bệnh này được gây ra do sự co giãn bất thường của mạch máu não. Triệu chứng của bệnh này là những cơn đau giật nhói theo nhịp mạch đập, thông thường bắt đầu từ một bên, kèm theo sợ tiếng động, ánh sáng và tần suất cơn đau sẽ tăng dần khi vận động mạnh. Bệnh thường xảy ra khi có các yếu tố kích thích như mất ngủ, thời tiết thay đổi, stress.

Nguyên nhân gây đau đầu

Phương pháp bấm huyệt chữa đau đầu hiệu quả

Trong Đông y, người ta thường massage bấm huyệt trị liệu để chữa một số bệnh mà không cần dùng đến thuốc. Bấm huyệt là hình thức tác động lực lên các huyệt đạo trên cơ thể để giúp máu lưu thông và làm dịu thần kinh, giúp giảm những cơn đau nhức hiệu quả. Những cách bấm huyệt chữa đau đầu này rất dễ thực hiện và bạn có thể tự tiến hành làm tại nhà.

Muốn bấm huyệt trị đau đầu đúng cách thì nên xác định được vị trí các huyệt một cách chính xác nhất.

Huyệt ấn đường: Huyệt này nằm ở vị trí giữa 2 lông mày, nơi đường sống mũi hướng vào trán. Dùng ngón tay cái và trỏ kẹp vào rồi kéo da cuốn liên tiếp giữa các ngón tay, véo dọc trán từ ấn đường lên trên chân tóc rồi kéo sang 2 bên từ huyệt. Bạn tiếp tục véo nhẹ lông mày từ huyệt ấn đường ra 2 bên khoảng 3 lần rồi véo tại huyệt ấn đường 5 đến 10 lần.

Huyệt thái dương: Vị trí của huyệt nằm ở 2 bên thái dương và cuối đường chân mày.

Bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm, tiếp đến dùng 2 ngón tay cái miết 2 bên thái dương theo chiều ngược nhau, miết đến khi gặp nhau ở vùng trán. Sau đó, ấn rồi day huyệt thái dương và miết ra phía sau gáy, tai khoảng 10 lần.

Huyệt phong trì: Nằm ở vị trí hõm sau gáy và là nơi tập trung chính của các cơ bắp đầu và cổ. 

Dùng tay bóp nhẹ nhàng ở cỗ và chỗ bõm 2 bên gáy từ 3-5 cái. Rồi bóp cơ sau gáy và 2 bả vai từ 10-15 lần. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút để được thư giản. 

Huyệt hợp cốc: Huyệt này nằm trên mu thịt giữa ngón tay cái và ngón trỏ, nên dùng tay này xoa bóp cho tay còn lại và thực hiện đổi bên liên tục.

Huyệt thái xung: Nằm ở vị trí giữa ngón chân cái và ngón chân thứ 2 cách đỉnh bàn chân tầm 2,5cm. Có thể ấn và day mạnh vào huyệt này để giúp giảm đau đàu hiệu quả.

Sau quá trình bấm huyệt chữa đau đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy những cơn đau bớt dần, cảm giác dễ chịu và thư thái hơn rất nhiều.

Lưu ý rằng trước khi bấm huyệt trị bệnh cao huyết áp, bệnh nhân nên được thả lỏng cơ thể và tinh thần để quá trình diễn ra thuận lợi đạt kết quả tốt.

Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvulamrangsuthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt
 
Top