Nói lắp là một sự lặp lại, kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố gắng nói một từ hay một phần của một từ. Với trẻ em bị tật nói lắp, chúng biết những gì mình muốn nói, nhưng không thể nói ra trơn tru dễ dàng. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết niềng răng mất bao lâu

Nguyên nhân khiến trẻ nói lắp

Do di truyền: khi trẻ có bố hay mẹ, anh, chị hay những ai trong gia đình có tiền sử nói lắp thường thì nguy cơ trẻ mắc chứng nói lắp rất cao.

Trẻ bị tổn thương vùng Broca trong não (vùng phân tích vận động của lời nói), dẫn đến tình trạng nói lắp.

Trẻ thuận tay trái đang trong quá trình chuyển sang dùng tay phải, do trung tâm thần kinh của lời nói có liên quan chặt chẽ với trung tâm chỉ huy cánh tay nên sự thay đổi này cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ nói lắp, nâng mũi đau không.


Do tác động tâm lý: Nhiều trẻ khi đang trong tình trạng xúc động, cáu gắt, hay lo lắng khi nói chuyện trước nhiều người cũng có thể là nguyên nhân.

Vốn từ của trẻ còn hạn chế khi còn nhỏ nên trong khi nói, trẻ cần có thời gian suy nghĩ lặp đi lặp lại từ để tìm từ ngữ thích hợp cho việc diễn đạt của mình.

Nói lắp ở trẻ em và cách khắc phục

Biểu hiện của trẻ nói lắp

Trẻ nói chuyện khó khăn, khó phát âm.

Trẻ nói chuyện thiếu tự tin, dằn mạnh từng tiếng.

Câu nói bị ngắt quãng, nhiều từ bị lặp lại trong một câu

Cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ

Trước tiên, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ nói lắp để có cách khắc phục hiệu quả:

Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và giúp trẻ sửa chữa

Nếu trẻ dễ bị xúc động, nói lắp khi bị trêu chọc, bạn nên gợi ý cho trẻ bình tĩnh trạng thái rồi mới diễn đạt điều mình muốn nói.

Dạy trẻ nói chậm, từ từ, rõ ràng từng người và hãy giải thích rõ ràng những từ ngữ mới giúp trẻ hiểu chúng.

Không ngắt ngang lời trẻ khi trẻ đang nói, thay vào đó bạn nên lặp lại một câu nói trơn tru câu trẻ nói để trẻ có thể dễ dàng bắt chước theo bạn.

Tạo môi trường cho trẻ giao tiếp tự nhiên trong một môi trường không có tình trạng nói lắp để giúp trẻ dễ dàng học hỏi và cải thiện việc diễn đạt lời nói của mình.

Bậc phụ huynh cần kiên nhẫn giúp trẻ sửa chữa nhược điểm của mình. Không nên ép buộc hay dọa dẫm khiến trẻ sợ hãi, mất bình tĩnh. Đây là cách cách khắc phục tật nói lắp ở trẻ hiệu quả nhất. Bởi khi trẻ thoải mái, bình tĩnh thì việc trẻ suy nghĩ và diễn đạt lời nói đúng ý mình cũng trở nên dễ dàng hơn.

Thực ra lúc ấy trẻ đang dò dẫm để thực hiện kỹ năng ngôn ngữ tốt. Trong trường hợp này cha mẹ sẽ thấy trẻ dần dần tiến bộ trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên nếu trẻ thực sự nói lắp, lâu dần sẽ trở thành tật nói lắp mãn tính. Nếu như trẻ đã nói lắp mãn tính, đây là một trường hợp mắc bệnh, cần phải điều trị lâu dài.

Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top