Có thể nói việc trồng răng sứ ngày nay đã không còn quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Không những bền đẹp mà còn mang lại tính thẫm mỹ rất cao, giúp bạn luôn có một nụ cười rạng rỡ và tự tin hơn trong giao tiếp. Bên cạnh những điểm cộng đó trong một số trường hợp việc trồng răng sứ gây ra hôi miệng. Vậy bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé.

Răng bọc sứ là gì?

Răng bọc sứ là bao bọc bên ngoài răng thật một lớp mão sứ có hình dáng và màu sắc y hệt răng thật. Để làm được điều đó thì bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt men răng sau đó mới chụp mão răng sứ lên để đảm bảo độ bám chắc chắn và không bị dày cộm hơn so với các răng khác. Thời gian thực hiện chỉ sau 2-3 ngày.

Răng vì sao phải bọc sứ? Bọc sứ để điều trị các răng bị sâu hay vỡ lớn, răng bị viêm tủy cần phải bảo vệ vì phần bên trong sẽ được nạo và trám bít ống tủy nên răng thật sẽ rất giòn và dễ gãy, cần có răng sứ bao bọc bên ngoài.

Bên cạnh đó răng sứ còn được thực hiện để thẩm mỹ lại những hàm răng có khiếm khuyết như răng thưa xấu, răng hô, móm, răng bị sứt mẻ do ngoại lực, răng xỉn màu vì nhiễm kháng sinh, …

Điều trị hôi miệng sau bọc sứ bằng cách hay

Khi bạn bị hôi miệng và xác định là do răng sứ gây ra thì bạn nên đến phòng khám nha khoa để bác sĩ kiểm tra xem độ khít sát giữa răng sứ và nướu có sát với nhau không, phần nhịp có bị hở không, có nhét thức ăn không,...Nếu không cải thiện được sẽ làm lại răng sứ khác.

Dường như, hôi miệng là nỗi ám ảnh chung của hầu hết chúng ta chứ không riêng gì người bọc răng sứ phải không nào? Vì vậy, hãy tham thảo những kiến thức phòng tránh và khắc phục chứng hôi miệng chia sẻ dưới đây các bạn nhé!

Chải răng đúng cách: Chải răng ít nhất 2 lần một ngày bằng chải lông mềm và kem đánh răng có Fluor. Chải răng ít nhất trong 2 phút, chải tất cả các mặt của mỗi răng và thay bàn chải mới mỗi 3-4 tháng.

Làm sạch kẽ răng: Đánh răng đều đặn sau mỗi bữa ăn để tránh thức ăn bám dính lại gây vàng ố răng sứ và khiến bạn bị hôi miệng.


Làm sạch kẽ răng tốt nhất là 2 – 3 lần một ngày để lấy đi mảng bám giữa các răng bằng chỉ nha khoa. Mục tiêu là làm sạch răng nơi bàn chải thông thường không tới được và giải phóng bựa thức ăn khỏi vùng kẽ răng.

Chế độ ăn uống hợp lý: Thức ăn dư thừa là nguồn dưỡng chất cho vi khuẩn phát triển sinh ra Acid gây sâu răng. Vì vậy: Hạn chế tiêu thụ thực phẩm có đường và giảm lượng Acid tiếp xúc với răng bằng cách hạn lượng nước uống có ga.

Nước súc miệng: Cùng với việc đánh răng và làm sạch kẽ răng, các bạn cần chú ý sử dụng nước súc miệng mỗi ngày. Hóa chất trong nước súc miệng có mục tiêu tiêu diệt vi khuẩn hoặc trung hòa bất kỳ hóa chất nào gây hôi miệng.
 
Top