Bọc răng sứ và dán veneer đang trở thành hai phương pháp thẩm mỹ hiệu quả và phổ biến, có thể khiến con người thay đổi diện mạo nụ cười trong thời gian nhanh chóng. Nếu bạn còn đang phân vân rằng liệu mình bọc răng sứ có phải lấy tủy không thì hãy đọc bài viết này. Tại đây, nha khoa sẽ chỉ ra những ưu nhược điểm để bạn có thể so sánh và đưa ra quyết định đúng đắn.

Thực hiện bọc răng sứ veneer cho ai thích hợp?

Bọc răng sứ veneer hay laminate sứ là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ phục hình ít ỏi giúp răng thật của bạn hoàn toàn được bảo tồn. Lý do là thay vì phải mài cùi răng rồi chụp sứ thì với công nghệ này bác sĩ chỉ cần cạo nhẹ bề mặt răng rồi sau đó tiến hành dán sứ veneer bằng keo dán nha khoa chuyên dụng. Chính vì vậy mà không hề gây tác động gì lên răng tự nhiên ban đầu. Xem thêm bọc răng sứ nguyên hàm giá bao nhiêu.


Hiện nay có 2 loại sứ veneer phổ biến chính là mặt sứ veneer cổ điển và mặt dán sứ veneer siêu mỏng. Theo đó, nha sĩ sẽ thăm khám và dựa vào tình trạng răng của mỗi người mà tư vấn mặt dán sứ phù hợp nhất.

Với mặt dán sứ veneer cổ điển, nha sĩ sẽ dùng những lớp sứ có độ mỏng 1mm để dán lên bề mặt răng gặp vấn đề sau khi đã qua xử lý. Đối với mặt dán sứ siêu mỏng, các lớp sứ dán lên răng chỉ có độ dày từ 0.2 đến 0.5mm. Do vậy mà dán sứ veneer không những hạn chế được sự mài mòn mà còn giúp bảo vệ những chiếc răng thật.

Mặt dán sứ veneer có ăn nhai tốt không?

Mặt dán sứ là kỹ thuật chỉ đòi hỏi mài một lớp rất mỏng ( khoảng 0.3-0.6 mm) ở bề mặt ngoài của răng chứ không cần phải mài toàn bộ mặt răng như bọc răng sứ nên làm mặt dán sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc cảm nhận thức ăn cũng như khả năng nhai cắn thức ăn. Bạn cũng rút ngắn được đáng kể thời gian làm quen với sự có mặt của mặt dán trong miệng nhanh hơn các kỹ thuật khác.

- Bác sĩ gắn kết mặt dán với bề mặt răng bằng chất kết dính nha khoa chuyên dụng nên mặt dán được cố định vững chắc trên răng, khi lắp mặt dán rồi, việc ăn nhai của bạn vẫn được thực hiện khá thoải mái mà không cần lo lắng quá về việc bong, sút mặt dán.


- Bác sĩ chỉ mài bề mặt ngoài của răng nên các mặt còn lại không bị mài mòn hay xâm lấn nên bạn vẫn thực hiện ăn nhai bình thường, không bị ảnh hưởng bởi các mặt dán.

- Về cơ bản, mặt dán sứ có chức năng lớn nhất là che đi những khuyết điểm trên răng. Như những trường hợp răng thưa hở kẽ; răng bị vỡ, mẻ; các răng lớn bé không đều nhau; răng bị nhiễm kháng sinh…thì mặt dán sẽ giúp che đi những khuyết điểm xấu này trên răng, nên chức năng lớn nhất của nó là khôi phục thẩm mỹ. Vì vậy, trường hợp của bạn là rất phù hợp để làm mặt dán sứ veneer.
 
Top