Nhổ răng khôn mọc lệch là chỉ định cần thiết đối với chiếc răng gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh. Tuy nhiên, nhổ răng bằng cách nào để nhanh gọn, an toàn,không đau, không biến chứng vẫn là băn khoăn của rất nhiều người. Thông tin nhổ răng khôn xong phải làm gì dưới đây sẽ giúp bạn bớt lo lắng khi có chỉ định nhổ răng.

Tại sao chỉ định nhổ răng khôn?

Theo kết quả điều tra và thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời của bạn về sau.


Răng khôn thường mọc vào vị trí không thuận lợi hoặc do xương hàm đã chật. Hơn nữa, răng khôn nằm sâu bên trong hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi,…

Ngoài ra, trong một số trường hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ,... thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc nhổ răng khôn là rất cần thiết.

Sau nhổ răng bao lâu thì lành vết thương?

Thông thường, sau nhổ răng từ 2 – 3 giờ đồng hồ khi thuốc tê hết tác dụng vết thương có thể bị sưng đau đôi chút, tùy theo thể trạng mỗi người, hiện tượng này sẽ chấm dứt 1 – 2 ngày sau đó. Tuy nhiên, thời gian để vết mổ lành lại phải mất từ 5 – 7 ngày.

Việc vết thương lành lại sau nhổ răng lâu hay mau còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chính vì thế, để vết mổ nhanh lành và không bị nhiễm trùng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Sau nhổ răng khôn, bạn vẫn có thể chải răng bình thường, không được chải trực tiếp vào vết thương, chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng. Sau chải răng có thể súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng. Tuy nhiên, không súc miệng với nước muối sau 1 ngày nhổ răng.


Chế độ ăn nhai nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho răng miệng. Ăn uống các loại thực phẩm mềm, tốt cho quá trình lành thương như dâu tây, sữa chua, đu đủ, sữa đậu nành,… Hạn chế thức ăn cứng, dai, có tính kích thích cao như nóng, lạnh, cay,…

Không nên sử dụng cà phê, rượu, bia, trà, thuốc lá,… khi vết thương chưa lành hẳn, vì các loại này có thể làm vết mổ sưng đau nhiều, trong một số trường hợp còn gây nhiễm trùng.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh theo đúng đơn thuốc và liều lượng bác sĩ đã kê, không tự ý mua thêm thuốc bên ngoài để uống nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
 
Top